8 tác dụng của vitamin E tốt cho sức khỏe
Tác dụng của vitamin E không chỉ dừng ở việc chăm sóc sắc đẹp, mà còn giúp bạn mang đến nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.
Vitamin E là tên chung của một nhóm 8 hợp chất có đặc tính chống oxy hóa. Mặc dù dạng tự nhiên của vitamin E tồn tại trong 8 biến thể hóa học, nhưng chủ yếu vẫn là dạng alpha-tocopherol giúp đáp ứng nhu cầu của con người và có tính sinh học cao nhất. Do đó, hầu hết tác dụng của vitamin E đều bắt nguồn từ dạng này.
Là một chất chống oxy hóa, alpha-tocopherol giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do có thể đến từ khói thuốc lá, ánh sáng mặt trời trực tiếp, ô nhiễm không khí và các nguồn bên ngoài khác, gây ra tổn thương oxy hóa đối với tế bào DNA. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, bệnh tim, tăng viêm trong cơ thể và tăng nguy cơ ung thư.
Mời bạn tìm hiểu 8 tác dụng của vitamin E tốt như thế nào đối với sức khỏe nhé!
1. Tăng cường sức khỏe da
Làn da là cơ quan có diện tích lớn nhất của cơ thể và bạn cần chăm sóc nhiều hơn bên cạnh thói quen làm sạch hàng ngày và sử dụng xà phòng tự nhiên chất lượng tốt. Vì alpha-tocopherol là chất chống oxy hóa tan trong chất béo dồi dào nhất trong da, nên khi lượng vitamin này thấp sẽ làm suy yếu chất lượng da. Tuy nhiên điều này có thể xử lý được bằng cách cải thiện mức độ da thông qua phương pháp điều trị bên trong và tại chỗ. Vitamin E có thể được hấp thụ dễ dàng bởi lớp biểu bì (nơi có mức độ cao nhất) và hạ bì.
Giống như trong phần còn lại của cơ thể, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gốc tự do trên da và có thể giúp ngăn ngừa tác hại của tia cực tím. Vì khả năng hoạt động như một hợp chất chống viêm, vitamin E giúp ngăn ngừa sưng và phù da. Đồng thời, vitamin E cũng mang lợi ích trong việc ngăn ngừa phát ban và các tình trạng khác xuất phát từ viêm da mãn tính.
Tác dụng của vitamin E giúp da duy trì độ đàn hồi và vẻ ngoài mịn màng trong trường hợp độ tuổi tăng dần, nồng độ vitamin E của da bị giảm đi hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với tia UV hoặc ozone. Đây là hai yếu tố có thể làm cạn kiệt nguồn cung cấp vitamin E của da.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Đối với những người bị stress oxy hóa cao, vitamin E có thể bảo vệ tim, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang chạy thận nhân tạo. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng khi được sử dụng đơn lẻ và không có chất chống oxy hóa khác, vitamin E giúp giảm đến 20% nguy cơ đau tim ở người bệnh.
Cholesterol đóng vai trò cần thiết cho hoạt động của dây thần kinh, tế bào và hormone. Tuy nhiên khi cholesterol bị oxy hóa sẽ trở nên có hại cho cơ thể, đặc biệt là mạch máu, hệ thống tim mạch. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng vitamin E ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol. Do đó, bạn nên bổ sung vitamin E nhằm duy trì mức cholesterol lành mạnh trong cơ thể.
3. Hỗ trợ thị lực
Một nghiên cứu cho thấy khi vitamin E được sử dụng kết hợp với vitamin C, vitamin A và kẽm đã giúp làm giảm 25% thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD). Bên cạnh đó, nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ 5 năm đối với bệnh đục thủy tinh thể thấp hơn tới 60% đối với những người sử dụng chất bổ sung có chứa a-tocopherol trong tự nhiên.
Việc sử dụng vitamin E và vitamin A liều cao hàng ngày có thể giúp cải thiện thị lực ở những người trải qua phẫu thuật mắt bằng laser. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ do dùng thuốc quá liều.
4. Cải thiện cơ khớp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm giảm đau khớp ở người ít và có vận động sau 6 tuần bổ sung liều lượng 400 IU. Đây là bằng chứng về tác dụng của vitamin E giúp mang lại lợi ích đối với các tổn thương viêm xương khớp.
Tác dụng của vitamin E còn có thể giúp cải thiện sức bền thể chất bằng cách tăng năng lượng và giảm mức độ căng thẳng oxy hóa trên cơ bắp của bạn sau khi tập thể dục. Đồng thời, vitamin E cũng có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp, loại bỏ mệt mỏi bằng cách thúc đẩy lưu thông máu, củng cố các thành mao mạch và nuôi dưỡng các tế bào cơ.

5. Tăng cường miễn dịch
Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bắt đầu suy giảm, tuy nhiên tác dụng của vitamin E có thể giúp làm chậm lại quá trình này. Trong một loạt các nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1990-1997, người ta cho rằng việc bổ sung vitamin E cho người cao tuổi có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch của họ.
Vitamin E đôi khi được sử dụng để làm giảm tác dụng có hại của phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như xạ trị và lọc máu trong điều trị ung thư. Điều này là do tác dụng của vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại các gốc tự do trong cơ thể nhằm làm giảm tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gây rụng tóc hoặc tổn thương phổi.
Nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin E có thể cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào bằng cách tạo ra sự biệt hóa cao hơn trong các tế bào T (tế bào miễn dịch) chưa trưởng thành. Vitamin E cũng có thể giúp cải thiện thời gian phục hồi cơ quan trong cơ thể sau khi điều trị bức xạ.
6. Cân bằng nội tiết tố
Tác dụng của vitamin E đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết và thần kinh, hoạt động để cân bằng hormone một cách tự nhiên. Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố có thể bao gồm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), tăng cân, dị ứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, thay đổi trên da, lo lắng và mệt mỏi.
Bằng cách giúp cho hormone cân bằng, vitamin E sẽ làm bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, giữ chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và cơ thể nhiều năng lượng hơn.
7. Giúp tóc khỏe đẹp
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm tác hại của môi trường đối với tóc của bạn. Đồng thời cũng có thể thúc đẩy lưu thông đến da đầu. Vitamin E dạng dầu có thể giữ lại độ ẩm tự nhiên cho làn da, giúp vùng da đầu của bạn không bị khô và bong tróc.
Vitamin E là một trong những loại vitamin tốt cho tóc giúp cho mái tóc của bạn trông khỏe mạnh và tươi tắn hơn. Bạn có thể thoa một vài giọt dầu vitamin E lên tóc, đặc biệt khi tóc bạn có dấu hiệu trông khô và xỉn màu.

8. Ngăn ngừa gãy móng
Móng tay chân trở nên giòn, dễ gãy thường là một dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng cũng có thể là do nhiễm nấm và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Tác dụng của vitamin E có thể giúp điều trị tình trạng móng tay giòn nhờ khả năng giúp cải thiện hydrat hóa và tăng sự dẻo dai của móng. Cách bôi vitamin E dạng dầu thường xuyên 5 phút mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nứt hoặc gãy móng tay hoặc chân.
Trong cơ thể con người, tác dụng của vitamin E giúp chống oxy hóa mạnh mẽ và xuất hiện phổ biến trong các loại thực phẩm như các loại hạt, cá, nhiều loại trái cây và rau quả. Các sản phẩm chăm sóc da thường chứa loại vitamin này.
Uống vitamin E khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
1. Bao nhiêu tuổi thì nên uống vitamin E?
Ở mỗi độ tuổi, cơ thể chúng ta lại cần một lượng vitamin E khác nhau để đảm bảo cho các quá trình chuyển hóa. Theo nhiều chuyên gia, những người từ 25 – 30 tuổi nên bắt đầu uống vitamin E (hoặc có thể sớm hơn tùy cơ địa từng người). Bởi vì đây là độ tuổi mà các tế bào trên cơ thể, đặc biệt là làn da bước vào giai đoạn lão hóa. Sử dụng thuốc bổ sung vitamin E trong giai đoạn này sẽ làm chậm quá trình lão hóa, giúp làn da tươi tắn, trẻ trung hơn. Mặc dù vậy, với những người chưa đến độ tuổi này nhưng có các biểu hiện thiếu vitamin E hoặc đối tượng cần bổ sung vitamin E theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn có thể sử dụng.
Từ 25 tuổi nên bắt đầu uống vitamin E
2. Uống vitamin E vào thời điểm nào trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất?
Cơ thể sẽ hấp thụ vitamin E tốt hơn nếu bạn sử dụng sau bữa ăn vào các buổi sáng, trưa, tối đều được. Ngoài ra, để thuốc vitamin phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên uống sau bữa ăn 30 phút và không uống khi quá no hoặc quá đói.
3. Nên uống vitamin E trong bao lâu?
Uống vitamin E liên tục trong thời gian dài có thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nó trong từ 1 – 2 tháng, sau đó nghỉ một thời gian (khoảng 1 tháng) rồi mới dùng lại.
Những điều cần lưu ý khi uống vitamin E
Ngoài việc xác định thời điểm hợp lý để uống vitamin E, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không dùng với liều cao.
- Những đối tượng đặc biệt như bệnh nhân Alzheimer, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,… cần theo sát chỉ định của bác sĩ.
- Nhớ sử dụng vitamin E thường xuyên, tránh “quên”.
- Không nên dùng chung vitamin E với vitamin K, aspirin hoặc các loại thuốc chứa nhiều sắt.
- Nên kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin E trong thực đơn.
Bảng sau đây là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Recommended Dietary Allowance – RDA) cho liều lượng Vitamin E mỗi ngày bạn cần có từ thực phẩm và bất kỳ chất bổ sung nào.

Liều cao hơn có thể được sử dụng để điều trị thiếu vitamin E, nhưng bạn không bao giờ dùng nhiều hơn trừ khi bác sĩ được bác sĩ chỉ định.
