Hà Thủ Ô: Bật mí những tác dụng bất ngờ ít ai biết đến
Hà thủ ô từ từ lâu đã được biết đến là loài cây giúp làm đen tóc hiệu quả. Nhưng không dừng lại ở đó, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng hữu ích khác. Vậy cây hạt thủ ô có đặc điểm gì, công dụng ra sao? Hãy cùng làm rõ qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về cây hà thủ ô
Hạt thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, là một cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Ngoài tên hạt thủ ô thì người ta còn gọi bằng nhiều cái tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao)…
Đặc điểm của cây hà thủ ô
Thực tế, nhiều người dễ bị nhầm giữa hà thủ ô đỏ với cây hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, loài thủ ô đỏ mới mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thủ ô đỏ là loại cây dây leo sống lâu năm và thân quấn, mọc xoắn vào nhau. Đồng thời, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ.
Bên cạnh đó, đặc điểm cây hà thủ ô đỏ đó là lá mọc so le nhau và có cuống dài. Thông thường, phiến lá hình tim với độ dài khoảng 4 – 8cm và rộng từ 2.5 – 5cm. Lá hà thủ ô có đầu nhọn, mép hơi lượn sóng và mặt nhẵn. Hoa có kích thước nhỏ với đường kính 2mm và mọc xen kẽ vào lá. Trong đó, hoa có 8 nhụy với đầu nhụy hình mào gà. Ngoài ra, quả có quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa.
Phân bố
Hà thủ ô thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Trong đó, tập trung chủ yếu là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Nhưng hiện nay loài cây này đã được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và phía Nam.
Thành phần
Theo nghiên cứu, cây hà thủ ô đỏ chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, thành phần cụ thể của loài cây này có thể kể đến như: 1.7% Anthraglycosid, 1.1% Protid, 45.2% Tinh Bột, 3.1% Lipid, 4.5% Chất Vô Cơ, 26.45g các chất tan trong nước, Lecithin, Rhaponticin. Ngoài ra, còn rất nhiều thành phần khác.
Như vậy có thể thấy, thủ ô đỏ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Nếu biết sử dụng hà thủ ô một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều công dụng mà bạn không ngờ tới.
Công dụng chữa bệnh của hà thủ ô ít người biết
Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm đen tóc hiệu quả, hà thủ ô còn được nghiên cứu và chứng minh đem lại nhiều hiệu quả khác như:
- Nhuận tràng: Với thành phần Anthranoid, loài cây này còn giúp làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Đồng thời, trong một số trường hợp bị đại tiện táo kết, tiêu hóa kém sử dụng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Bổ can thận: Nước thủ ô khi uống đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và chữa trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt…
- Tác dụng bổ thần kinh: Trong thủ ô có chứa chất Lexitin, chất này có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Với phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu… sử dụng sẽ rất tốt.
- Ức chế trực khuẩn lao: Nếu nhiều người phân vân uống hà thủ ô có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Dùng nước sắc thủ ô sẽ ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.
- Chống oxy hóa: Thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.
- Chữa tóc bạc sớm: Thủ ô là một vị thuốc bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm. Đây là bài thuốc từ lâu đã được dân gian áp dụng và cho hiệu quả cao.
- Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Bổ gan, thận, ích tinh huyết… là những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô chế. Không chỉ có vậy, sử dụng đúng còn giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh…
- Giải nhiệt, lợi tiểu: Nhiều bài thuốc từ thủ ô giúp chữa đau mỏi chân tay, di tinh, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt và lợi tiểu… rất hiệu quả.
- Trị bệnh ngoài da: Theo nghiên cứu, dùng hà thủ ô sẽ giúp điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
- Tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Dùng thủ ô sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể… Không những thế, dược liệu này còn cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết.
- Bổ máu, chữa các bệnh xương khớp: Thông thường, người ta sẽ dùng trà rễ hà thủ ô đỏ để làm tăng đường máu. Bởi trong rễ dược liệu này có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, suy nhược thần kinh, ngủ kém, đau lưng mỏi gối… rất hiệu quả.
Theo nghiên cứu hiện đại, hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng cụ thể như:
- Đối với hệ tiêu hóa: Thủ ô chứa thành phần anthranoid nên có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp. Nhờ đó, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Đối với can, thận: Thủ ô có khả năng làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan. Nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu.
- Đối với hệ thần kinh: Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt và khí hư bạch đới ở phụ nữ.
- Kháng khuẩn: Nước thủ ô giúp ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao.
- Giảm cholesterol trong máu: Người bị cholesterol trong máu cao khi sử dụng nước sắc hà thủ ô sẽ giảm xuống hiệu quả.
- Chống oxy hóa: Trong thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
Qua đó có thể thấy, công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe là vô cùng nhiều. Không chỉ là những tác dụng được kể như trên, ngoài ra dược liệu này còn sở hữu nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì cách chế biến hà thủ ô cần đúng như hướng dẫn.
Hướng dẫn cách dùng hà thủ ô đỏ đạt hiệu quả tốt nhất
Như đã biết, cây thủ ô có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hơn thế, thủ ô đỏ nếu chưa qua chế biến mà phơi khô dùng làm nước uống còn gây phản tác dụng. Do đó, cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này sao cho đúng rất quan trọng.
Cách chế biến hà thủ ô đỏ
Thông thường, thủ ô sẽ được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch về sẽ cắt củ hà thủ ô bỏ 2 đầu và rửa sạch. Tiếp đó, cắt củ to thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô đều được. Chế biến xong, tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà bạn có thể sử dụng với liều lượng tương ứng để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách dùng và liều lượng dùng
Như đã nói ở trên, với mỗi bệnh lý và trường hợp cụ thể mà thủ ô đỏ sẽ có các cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng dược liệu này ở dạng tươi. Bởi nó dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Tăng men gan, giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón…
Do đó, với mỗi trường hợp cụ thể dưới đây cần sử dụng với liều lượng tương ứng như:
1. Trường hợp rụng tóc hoặc tóc bạc sớm: Với những ai gặp trường hợp này chỉ nên dùng 2 – 4gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ đạt hiệu quả, giảm tình trạng tóc bạc và rụng.
Theo Y học cổ truyền:
Nếu tóc bạc sớm, thận yếu chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tình trạng trên. Theo cách lý giải của Đông y, các chất dinh dưỡng để nuôi tóc chủ yếu do thận cung cấp. Sở hữu một mái tóc đen óng mượt chính là biểu hiện cho thấy thận của bạn đang khỏe mạnh, hoạt động tốt. Ngược lại, thận suy yếu sẽ khiến cho tinh huyết thiếu hụt, nguồn dinh dưỡng nuôi tóc bị giảm sút. Chính vì vậy, thận yếu sẽ khiến tóc dễ gãy rụng, mất đi độ bóng mượt và bị bạc sớm.
Chính vì vậy, nếu vẫn còn băn khoăn không biết tóc bạc sớm có phải do thận yếu hay không thì câu trả lời có. Ngoài ra, bệnh thận yếu còn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe. Thậm chí có thể gây suy thận, buộc bệnh nhân phải chạy thận. Do đó, cần phải có các biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Một trong những tác dụng không thể không nhắc đến của hà thủ ô đỏ là điều trị chứng tóc bạc sớm, giúp tóc đen mượt. Nguyên nhân làm cho tóc rụng nhiều là do thận yếu. Với công dụng bồi bổ can thận, hà thủ ô kích thích hiệu quả giúp tóc đen trở lại và mềm mượt
2. Trường hợp thiếu máu, mất ngủ, cơ thể suy nhược: Thông thường, với trường hợp này chỉ nên sử dụng 4 – 6gr mỗi ngày và dùng đều đặn 7 – 10 ngày sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
3. Trường hợp sinh lý kém, thể lực giảm sút: Nếu gặp tình trạng này chỉ nên sử dụng 4 – 6gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Sử dụng đều đặn 15 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
4. Trường hợp bị rối loạn tiền đình, cao huyết áp, mỡ máu: Với trường hợp này nên sử dụng 2 – 3gr mỗi ngày để cải thiện tình trạng hiệu quả.
5. Trường hợp táo bón, sa búi trĩ: Sử dụng khoảng 15gr hà thủ ô đỏ kết hợp với vừng đen và đương quy mỗi ngày. Sử dụng 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm và cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô chữa bệnh
Hà thủ ô mặc dù là dược liệu rất tốt nhưng trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
- Không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói để tránh gây kích ứng dạ dày.
- Những người mắc bệnh lý về đường huyết và huyết áp thấp không nên sử dụng.
- Lạm dụng có thể gây hại cho gan, nên những người mắc các bệnh về gan nên tránh dùng dược liệu này.
- Trong quá trình sử dụng nên kiêng các loại thực phẩm có tính cay nóng như: Ớt, hành tây, gừng, tiêu… Đồng thời, tránh ăn các món liên quan đến tiết động vật.
Bên cạnh các tác dụng đối với sức khỏe, nếu lạm dụng sử dụng thủ ô cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Dễ gây tiêu chảy: Củ loài cây này gây kích thích lên đường tiêu hóa nên thường dùng để thông đại tiện. Nhưng trong một số trường hợp nếu dùng không hợp lý thủ ô sẽ kích thích quá mức gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người đang mắc bệnh viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng. Đặc biệt là củ thủ ô tươi chưa qua chế biến.
- Gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải: Thủ ô có công dụng nhuận tràng nhưng nếu dùng không hợp lý sẽ làm giảm hấp thu kali và gây mất cân bằng điện giải. Lúc này, cơ thể sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn…
- Ảnh hưởng hệ thần kinh: Trường hợp này thường gặp ở những người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh. Ngoài ra, những người mắc bị teo cơ bị rối loạn điện giải nếu dùng cây thuốc này cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.