Vitamin PP là gì ? Lợi ích & Liều dùng, Cách bổ sung cho cơ thể !!!
Vitamin PP là gì? Tìm hiểu xem loại vitamin này có tác dụng gì và cần được bổ sung hằng ngày như thế nào?
1. Vitamin PP là gì?
Vitamin PP thuộc vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B3, thành phần hoạt chất là acid nicotinic (niacin) hoặc nicotinamide (dạng amide của acid nicotinic).
Vitamin PP đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng, giúp các tế bào của cơ thể thực hiện các phản ứng hóa học quan trọng. Vì nó hòa tan trong nước, nên cơ thể không lưu trữ vitamin này, đó là lý do tại sao chúng ta cần ăn các loại thực phẩm có chứa axit nicotinic hoặc niacinamide hàng ngày.
Vitamin B3 thường được tìm thấy là niacinamide trong các sản phẩm từ thịt, chẳng hạn như thịt heo và gia cầm, axit nicotinic trong thực phẩm như hạt, bột và rau xanh. Nhiều sản phẩm ngũ cốc tinh chế cũng chứa nhiều niacinamide.
Cơ thể chúng ta cũng có thể tạo ra vitamin PP từ tryptophan, một axit amin có trong hầu hết các loại thực phẩm protein.
Có thể bổ sung vitamin PP từ các thực phẩm
Trong cơ thể người, acid nicotinic và nicotinamide chuyển đổi qua lại và dạng vitamin của chúng là như nhau, nicotinamide sẽ chuyển hóa thành nicotinamide Adenin Dinucleotid (NAD) và nicotinamide Adenin Dinucleotid phosphat (NADP), đây đều là những chất xúc tác phản ứng oxy hóa khử, là những coenzym cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid.
2. Vitamin PP có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Trong cơ thể người, vitamin PP là thành phần của hai coenzym quan trọng là NAD (Nicotiamid Adenin Dinucleotid) và NADP (Nicotiamid Adenin Dinucleotid Phosphat). Các coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác khác, tạo năng lượng cung cấp ATP cho quá trình hô hấp tế bào.
Vitamin PP 500mg dùng để điều trị và ngăn ngừa sự thiếu vitamin PP tự nhiên trong cơ thể, làm giảm cholesterol và triglycerides (các loại chất béo) trong máu. Vitamin PP còn giúp làm giảm nguy cơ đau tim ở người có cholesterol máu cao có tiền sử đau tim. Đôi khi, vitamin PP cũng được dùng điều trị bệnh xơ vữa động mạch.
Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ có các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị viêm (viêm lưỡi, miệng, da). Nếu thiếu vitamin PP ở mức độ nặng, cơ thể sẽ có các phản ứng cầu cứu như viêm da, tiêu chảy và rối loạn tâm thần (đây là 3 triệu chứng phổ biến của bệnh Pellagra).
3. Bổ sung vitamin PP cho cơ thể như thế nào?
Một trong những cách hữu hiệu nhất để bổ sung vitamin PP trong cơ thể là chọn các loại thức ăn giàu vitamin PP. Dưới đây là một số loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin PP dồi dào, bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Hạt điều chứa nhiều vitamin B3, vitamin B1, và vitamin B6 (Mời bạn đọc xem thêm: thuốc B6 có tác dụng gì?). Loại hạt có vị ngon hấp dẫn không chỉ dồi dao vitamin mà còn kỳ giàu năng cung cấp cho cơ thể.
Hạnh nhân rất giàu vitamin B3, vitamin B1, vitamin B5, B9, B6. Ngoài ra, hạnh nhân còn chứa vitamin E, magiê, sắt và protein. Bạn có thể ăn hạt hạnh nhân sống hoặc đã rang kết hợp với một ly sữa hạnh nhân để bổ sung nguồn vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bơ giàu vitamin E, magiê, và vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin PP, vitamin B5, B6. Quả bơ giúp cơ thể sản xuất glutathione, một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, mất trí nhớ, bệnh tim mạch, ung thư. Quả bơ còn giúp giảm cholesterol, huyết áp và giảm căng thẳng. Ngoài ra, nó giúp ngăn ngừa chứng đầy hơi do hàm lượng kali cao.
Thực phẩm giàu vitamin PP là các loại hạt, dầu oliu, bơ, cá hồi…
Yến mạch giúp tăng cường với vitamin B5, vitamin B1, vitaminPP, vitamin B2 và vitamin B6 cho cơ thể. Yến mạch cũng rất giàu chất xơ và có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Dùng bột yếu mạch cho bữa sáng sẽ giúp bạn có được nguồn năng lượng tuyệt vời để hoạt động cả ngày.
Ngoài những loại thực phẩm kể trên, vitamin PP có trong các loại thực phẩm như cá, gạo, lúa mạch, khoai tây, sữa, phô-mai, đậu phụ, bơ, đậu, nấm, rau chân vịt, trứng, cá thu, gà, tôm…
Bên cạnh các loại thức ăn tự nhiên trên, vitamin B3 còn được tổng hợp dưới dạng viên thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như gây giãn mạch ở mặt và nửa trên thân người gây nên cơn bốc hỏa, chóng mặt, buồn nôn.
Để không bị thiếu vitamin PP, chúng ta cần có một chế độ ăn hợp lý, bảo đảm được lượng chất đạm để cơ thể tổng hợp vitamin PP. Ngoài ra, không nên lạm dụng kháng sinh vì sẽ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, làm giảm hấp thu vitamin PP.
4. Liều dùng vitamin PP dành cho người lớn và trẻ em
Dưới đây là thông tin tham khảo về liều dùng song không thể thay thế chỉ định và lời khuyên của các bác sĩ.
-
Dành người lớn
Trong trường hợp thiếu hụt vitamin PP, người lớn có thể bổ sung khoảng 10 – 20mg/ngày. Ngoài ra, bạn có thể tiêm ngoài da sản phẩm vitamin này như một dạng vitamin tổng hợp.
-
Đối với trẻ em
Trẻ em (giới tính nam) từ 14 – 18 tuổi: liều dùng khoảng 16mg/ngày.
Trẻ em (giới tính nữ) từ 14 – 18 tuổi: liều dùng chỉ khoảng 14mg/ngày.
5. Cách dùng vitamin PP
Để dùng vitamin PP đúng cách, bạn nên theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc toa hướng dẫn. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng so với chỉ định. Để vitamin được hấp thụ và phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng cùng bữa ăn nhẹ, ít chất béo và ăn trước khi đi ngủ 30 phút – 1h. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc.